Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa dược liệu hy thiêm (Herba Siegesbeckia)

Title: Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa dược liệu hy thiêm (Herba Siegesbeckia)
Authors: Lý, Thị Hải Yến
Keywords: Dược liệu hy thiêm (Herba Siegesbeckia);Dược học
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN, Khoa Y - Dược
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/55126
Hy thiêm có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L., thuộc họ cúc (Asteraceae). Cây còn có tên gọi khác là cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng. Loài cây của châu Á và châu Đại Dương. Ở nước ta, hy thiêm mọc hoang nhiều ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Người ta thường sử dụng phần trên mặt đất cây hy thiêm phơi khô hoặc sấy khô để làm dươc liệu. Theo y học cổ truyền, hy thiêm có vị cay, đắng; tính mát; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương... Cây được dùng để dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn căn, ong đốt. Trong y học Trung Quốc, hy thiêm đƣợc dùng phối hợp với các cây thuốc khác để điều trị ung thư và chảy máu não kèm theo chứng liệt. Ở Ấn Độ, hy thiêm đƣợc coi là có tác dụng chữa các vết hoại thư và đau nhức.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu phân lập và định lượng cryptotanshinon từ cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.) phục vụ công tác đánh giá chất lượng dược liệu đan sâm Cryptotanshinon;Cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.);Dược học

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và sinh tổng hợp Poly (3-Hydroxybutyrate) của chủng vi khuẩn Yangia sp. NĐ199

Một số hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên